TẢN MẠN VỂ NHỮNG NĂM ĐẦU của TRƯỜNG TRUNG HỌC TÂN AN
TẢN MẠN VỂ NHỮNG NĂM ĐẦU của TRƯỜNG TRUNG HỌC TÂN AN
Có lẽ những năm đẹp nhứt đời người là nhưng năm học trung
học.
Những năm học ở trường Trung Học
Tân An, Tỉnh Long An đã là những năm ghi đậm dấu ấn cuộc đời cho những anh em
chúng tôi thời đó.
Sau Hiệp Định Geneve, đất nước chia
đôi, và trước khi Thủ Tướng Ngô Đình Diệm về chấp chánh, ở Miền Nam Việt Nam, tổng số các trường trung
học công lập có thể đếm trên đầu ngón tay.
Đó là kết quả của gần một trăm năm người Pháp khai hóa cho dân
Việt. Đại khái có thể kể như sau :Trường
Tây 100% dành cho con trai là Chasseloup Laubat ở con đường mang cùng tên[i],
ngang Dinh Thống Sứ Nam Kỳ, trên góc đường bây giờ là Nam Kỳ Khởi Nghỉa và
Nguyễn Thị Minh Khai; con gái thì có Trường Marie Curie. Các
Trường Lycée Khải Định ở Huế, Lycée Petrus Ký , Trường Nữ Trung Học Áo Tím
/Gia Long ở Sai Gòn, College de Mytho ở
Tỉnh Định Tường, College de Cần Thơ ỏ Tỉnh Cần Thơ. Các trường nầy thu rất ít học sinh qua các cuộc
thi tuyển. Một ít học sinh giỏi đậu cao
trong kỳ thi tuyển, và trong chừng mực nào đó, học sinh con nhà nghèo, đựơc cấp học bổng (Chữ Pháp gọi là bourse, chữ Anh gọi là Scholarship), số còn
lại là những người phải trả học phí, cao lắm, nên con nhà giàu, có tiền, mới đi học được.
Số học sinh thi vào không trúng
tuyển vào các trường công lập nói trên, thì…
vào các tư thục ở Sài Gòn như Nguyễn Văn Khuê ở gần Chợ Cầu Ông Lãnh, Lê Bá Cang, Hùynh Khương
Ninh ở Tân Định.,..Vương Gia Cần ở ĐaKao, gần sông Thị Nghè,...
Tùy theo tình hình dân số, ở các
địa phương cũng có những tư thục lập ra để đáp ứng nhu cầu địa phương.
Ở Tỉnh Tân An, thời đó chưa gọi là
Long An[ii]
các học sinh tốt nghiệp Tiểu Học xong, có thể nộp đơn xin dự thi vào trung học
công lập trong khu vực qui định là ở
College de Mỹ Tho[iii]. Tuy
nhiên, các học sinh nơi đây cũng có thể
nộp đơn dự thị ở Lycée
Petrus Ký ở Sài Gòn, với lời ghi là “ở My Tho, tôi không có người quen thuộc”. Những học sinh không được chọn vào các trương
trên thì đi về:
Văn chương phú lục
chẳng hay,
Trở về làng cũ học cày
cho xong,...Sớm ngày vác cuốc ra đồng,..
Hết nước thì lấy gào song tát lên….
(Ca dao)
Nhưng những người hằng tâm, hằng
sản, những kẻ có lòng, không muốn cho con em mình, và trẻ con trong vùng, dốt chữ, nên đã mở ra những trường tư hay còn
gọi là tư thục cho ra vẻ sành văn hóa Tàu.
Mỗi tỉnh thì tùy theo khả năng thì mở các tư thục theo số học trò có được.
Thầy giáo thì tùy địa phương, tùy khả năng tài chánh của trường mà chủ
trường thu mướn,…
Xin đơn cử vài chi tiết nhỏ mà người viết bài
nầy biết rõ. Ở Tỉnh Bà Ria, sau nầy đổi
là Phước Tuy, một vị tốt nghiệp Cử Nhân
Văn Chương ở Đại Học Sorbonne của Pháp,
về nước, không đi làm việc cho chính phủ, mà đứng ra mở trường dạy học, lấy tên là Tư Thục Sĩ Tải, (Sĩ Tải là tên
hiệu của Pétrus Trương Vĩnh Ký ), để thu nhận học sinh không có khả năng tài chánh đi học ở các tư thục ở Sài gòn.
Ở Tân An, Ông Cù Khắc Hy, một nhà điền chủ trí thức, đã mở sớm nhứt ,một
tư thục lấy tên là Thanh Tiến, tại khu biệt thự lớn của Ông nằm cạnh bên bờ sông Bảo Định, từ Cầu Đúc đi
xuống,.. để dạy dỗ nhiều thế hệ học trò, đưa kiến thức vào cho lớp con em những người nông dân vùng hai sông
Vàm Cỏ có nơi học tập, không phải đi xa nhà, tốn kém. Nhiều thế hệ học sinh của trường nầy đã làm
rạng danh cho Long An sau nầy.
Các giáo sư ở trường nầy, những năm đó, có thể kể chưa được 10 người. Ngòai Ông Cù Khắc Hy, mà mọi người gọi kính nễ là Ông Cù, (Trường Ông Cù), ta có thể kể thêm Ông Hùynh Ngọc Tính dạy tóan lý hóa, Ông Mười (...), người ở xã Tấn Đức dạy Anh Văn, Ông Trần Văn Ngãi, nhà trí thức con địa chủ lớn ở xã Phú Ngãi Trị, dạy Quốc Văn,.., Ông Châu Văn Bảy,ở Xã Bình Quới, cũng có giờ dạy, trong nhiều năm tại Trường Thanh Tiến,... Đây là những trí thức, những thần tượng của những người dân thời đó, ai ai cũng ngưỡng mộ vì tài năng và vì đức độ của họ. Họ là những người trong gia đình giàu có, điền chủ nhiều ruộng đất, trí thức, Tây Học có bằng cấp, được trọng vọng trong thời Pháp thuộc,,,,; nhưng họ từ chối tất cả, có nhiều người đi vào bưng biền theo Việt Minh chống Pháp,...; tới sau Hiêp Định Greneve 1954, mới trở về ,. Sống với gia đình, đi làm ăn, hay đi dạy học,.....
Các giáo sư ở trường nầy, những năm đó, có thể kể chưa được 10 người. Ngòai Ông Cù Khắc Hy, mà mọi người gọi kính nễ là Ông Cù, (Trường Ông Cù), ta có thể kể thêm Ông Hùynh Ngọc Tính dạy tóan lý hóa, Ông Mười (...), người ở xã Tấn Đức dạy Anh Văn, Ông Trần Văn Ngãi, nhà trí thức con địa chủ lớn ở xã Phú Ngãi Trị, dạy Quốc Văn,.., Ông Châu Văn Bảy,ở Xã Bình Quới, cũng có giờ dạy, trong nhiều năm tại Trường Thanh Tiến,... Đây là những trí thức, những thần tượng của những người dân thời đó, ai ai cũng ngưỡng mộ vì tài năng và vì đức độ của họ. Họ là những người trong gia đình giàu có, điền chủ nhiều ruộng đất, trí thức, Tây Học có bằng cấp, được trọng vọng trong thời Pháp thuộc,,,,; nhưng họ từ chối tất cả, có nhiều người đi vào bưng biền theo Việt Minh chống Pháp,...; tới sau Hiêp Định Greneve 1954, mới trở về ,. Sống với gia đình, đi làm ăn, hay đi dạy học,.....
Sau khi Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được thành lập, Ông Trần Văn Ngãi đã "giác ngộ cách mạng," lặng lẻ rời trường,
vào Cục R làm việc tích cực trong việc biên tập và phiên dịch tin tức ra Pháp
Văn, và dịch ngược lại tin từ chữ Pháp ra chữ Việt, cho Thông Tấn Xã Giải Phóng
và đã qua đời vì một cơn bạo bịnh trong khi chiến tranh còn đang tiếp diễn khốc
liệt.,
Nhiều giáo sư các trường, trong đó có Ông Châu Văn Bảy,....có gốc là người “đi kháng chiến lúc trước 1954 “ bị chánh quyền Đệ Nhứt Cộng Hòa theo dõi, bị nghi ngờ tư tưởng, phân biệt đối xử, bị phiền phức trong những những buổi”học tập Tố Cộng “ nên họ đi vô mật khu theo...Mặt Trận GPMN,...trong đó có nhiều vị giữ chức vụ cao trong Tỉnh Ủy Long An,...
Nhiều giáo sư các trường, trong đó có Ông Châu Văn Bảy,....có gốc là người “đi kháng chiến lúc trước 1954 “ bị chánh quyền Đệ Nhứt Cộng Hòa theo dõi, bị nghi ngờ tư tưởng, phân biệt đối xử, bị phiền phức trong những những buổi”học tập Tố Cộng “ nên họ đi vô mật khu theo...Mặt Trận GPMN,...trong đó có nhiều vị giữ chức vụ cao trong Tỉnh Ủy Long An,...
Vài tháng trước khi Trường Trung
Học Tân An mở cửa, năm1955, 56, Ông Hùynh Ngọc Tính cùng với nguời em ruột là Ông Hùynh Ngọc Bá, người gốc ở xã
Nhơn Thạ̣̣nh Trung cùng một
số giáo chức từ trong kháng chiến hồi cư
như Ông Hùynh Văn Lâu, Hùynh Văn Quan,... mở một trường trung học tư thục đặt tại ngôi biệt thư trên đường Nguyễn Hùynh
Đức, gần rạp hát của ông Chà Him , lấy tên là Tư Thục Hùynh Ngọc. Sau
nầy, khi phát triển lớn , Trường Hùynh Ngọc dời xuống con lộ đất trên đường đi
xuống Đình Bình Lập, gần ao nước gọi là Ao Quan, không xa Bến Đò Chú Tiết là
bao, và phát triển cho tới bây
giờ,....
Lúc đó trên đường Thủ Khoa Huân, gần Đường Nguyễn Thái Học, gần trại
Thú Y, có một trường tư nữa có cái tên rất đẹp, nhưng mọi người quên
mất, mà ai nấy vẫn cứ gọi là Trường Cô Tám.
Trường có các lớp trung
học thường lệ, và cũng có lớp
Toán, Lý , Hóa, Sinh Ngữ ngắn
ngà, thu nhận tuỳ theo nhóm học sinh,...Trường đó có tên là Trí Đức hay là Đức Trí gì đó, người viết quên mất,....
Một người người trí thức khác cũng từ Sàigon, xuống
Tân An mở trường tư, ở cuối đường Nguyễn Đình Chiểu, gần Nhà Thương Dưỡng Lão, nhưng ra ngòai chưa tới Ngã Tư
đi Kỳ Son.. Trường lấy tên của Ông Hiểu
Trưởng làm tên trường là Trường Trung Hoc Tư Thục Nguyễn Xuân Hiển,; nhiều giáo sư từ Sàigon xuông như Thầy
Trương Văn Lê, Cô Chín,...
Tôi không hiểu trương nầy còn hay đổi tên,...
Tôi không hiểu trương nầy còn hay đổi tên,...
Ở Quận Bến Lức có người lập tư thực lấy tên là Tư Thục Pétrus Tự, và Quận Thủ Thừa có Tư Thục Vĩnh Phong,..
Tôi không biết ở vùng bên kia Vam
Cỏ Đông, phía Tỉnh ChợLớn cũ, như
Gò Đen, Bến Lức, CầnGiuộc, Cần Đước, Đức Hoà, Đức Huệ,... thì tôi
không biết có bao nhiêu trường trung học nữa,......
Sau khi
chính phủ Ngô Đình Diệm cho sửa lại tên tỉnh ở miền Nam thì có sự thay đổi về hành chánh... thì cũng có sự thay đổi về giáo
dục. Sài Gòn là chốn thủ đô, bao gồm
luôn Tỉnh Chợ Lớn, phần còn lại của tỉnh
nầy là Bình Chánh Bình Điền nhập vào Gia Định ; các quận Gò Đen, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, Đức Hòa, Đức Huệ,.. nhập
vào Tân An; cắt vùng Mộc Hóa ra lập tỉnh
Kiến Tường. Nên lúc đó có bài thơ có mấy
câu về Long An như sau:
Sài Gòn là chốn thủ đô,
Vũng Tàu
Bà Rịa bây giờ : Phước Tuy
Ngòai khơi xa cách
kinh kỳ,
Trường Sa
hải đảo thuộc về Phước Tuy.Biện Hòa tên cũ còn y,
Sanh thêm ba tỉnh phân ly rừng hồng:
Phước Long, Long Khánh, Bình Long,
Tây Ninh tên cũ vẫn không đổi dời.
Tân An, Chợ
Lớn tơi bời,
Long An
tên mới hai nơi nhập vào,Kiến Tường tỉnh mới làu làu,
Gốc là Mộc Hóa, đồng sâu Tháp Mười,
Kiến Phong Đồng Tháp vòng ngòai
Gốc là Phong Thạnh cập vào Cửu Long,...
Mỹ Tho nhập với Gò Công,
Định Từong tên cũ ngược dòng thời gian,.
Kiến Hòa, TỉnhLỵ Trúc Giang,.....
..
Khi tất cả các tỉnh trên tòan quốc
từ Cà Mau ra Bến Hải, mỗi tỉnh được
mở hai lớp đệ thất ( tiếng để gọi lớp 6, mở đầu cho 7 năm trung học), thì tỉnh
mới Long An có hai trường được mở ra cùng lúc. Ở Khu tỉnh Chợ Lớn cũ, có Trường
Trung Học Cần Giuộc đặt tại quận lỵ đó, do Ông Đinh Văn Lô làm hiệu
trưởng. Ở khu Tỉnh Tân An cũ có Trường
Trung Học Tân An đặt tại Tỉnh Lỵ Tân An. Bộ Quốc Gia Giáo Dục đã cử ông Ngô Văn Nhựt
làm hiệu trưởng.[iv].
Bài nầy, xin chỉ nhắc đến Trường Trung Học Tân
An mà thôi..
Trước khi đi vô vấn đ̀ề Trường
Trung Học Tân An, xin được phép
nói về giao dục Bậc Tiểu Học , để
dễ hiểu hơn về Trung Học,...
Trước năm 1954, như trên
đã nói về giáo dục Miền NamViệtNam, bậc Trung Học thì ít
trường,..., còn giáo dục tiểu học, thì
khá hơn, các tỉnh lỵ, quận lỵ, các xã có đông dân cư thì có
trừơng tiể̉u học ( có
các lớp 1,2, 3,4, 5,... thường gọi lớp nhỏ nhứt là Lớp Năm hay lớp Đồng
Ấu, kế đó là Lớp Tư hay Lớp Dự Bị, kế đó là Lớp Ba hay Lớp Sơ
Đẵng, kế đó là Lớp Nhì, cuối cùng là Lớp Nhứt hay Lớp Cao Đẳng Tiểu
Học,... ), ít dân
hơn thì có trường sơ cấp có các
lớp 1,2, 3,),.
.Sau khi học hết Lớp Nhứt bậc tiểu học, từ trước năm1955, học sinh phải về tỉnh lỵ để thi Bằng Tiểu Học
bằng chữ Việt, nhưng có môn Pháp Văn nhiệm ý, có nghĩa là ai muốn
thi thì thi, ...; môn Pháp Văn nhiệm ý
không dính dáng gì với kết quả cuộc thi bằng Tiểu Học bằng
Chữ Việt; ai qua được cuộc thi Pháp
Văn thì có ghi chữ mực đỏ lên bằng
cấp, hai chữ Tây “ Mention Francaise” bằng chữ đỏ,...để coi
chơi,...
Văn Bằng Tiểu Học thời đó rất có giá trị. Nhiều người lớn tuổi thời đó, cố
gắng xin thi Bằng Tiểu Học để được
đi làm Thơ Ký Hành Chánh ở các công sở, làm Lục Sự Toà Án, làm
Cảnh Sát, làm Giáo Viên Sơ Cấp, để làm thầy giáo dạy ba lớp nhỏ,
Lớp Năm, Lớp Tư, Lớp Ba,... của bậc Tiểu Học,.
. Muốn làm Giáo Viên Tiểu Học
để dạy cả năm lớp bậc tiểu học, thời trước năm 1954, người có Văn Bằng Tiểu Học, sẽ phải đi
học BỐN năm tại Trường Sư Phạm ở
Sài Gòn,..
.Cũng thời đó, muốn làm Giáo Sư Trung Học,thì phải ra Hà Nội
học Trường Đại Học Sư Phạm,..Miền Nam lúc đó chưa có trường đại học,...
Sau khi có Bằng Tiểu Học, ai có
điều kiện thì đi học Trung Học ở Sai gòn, tùy trường hợp của mỗi người
mà học Trường Ta, Trường Tây, Trường Công hay Trường Tư,... Những người
con nhà nghèo, không tiền đi
học lên Trung Học, còn nhỏ tuổi
không xin đi làm gì được,...
thì xin học lại tại các trường
Tiểu Học có các Lớp Tiếp Liên, chữ Pháp gọi là “Cours Certifié “ có nghĩa
là lớp dành cho người “ được chứng
nhận đã có bằng tiểu học “. Chương
trình học là chương trình Lớp Nhứt bậc tiểu học, nhưng suy rộng ra,
những bài dicteé chính tả khó hơn,
...; toán khó hơn,... chuẩn bị cho học sinh thi vô trường Trung Học Công
Lập vào các năm sau,... hay chờ cho lớn một chút nữa để đi làm,.. để
ra đời,...
Trở lại việc ...” Bài nầy,
xin chỉ nhắc đến Trường Trung Học Tân An”... thời mới thành lập mà thôi. TrườngTrung Học Tân An khởi
đầu từ Tỉnh Lỵ Tân An của Tỉnh Long An, một tỉnh mới, được thành
lập sau khi nhập một nửa Tỉnh Chợ Lớn vô, và cắt ra Quận Mộc Hóa
để thành lập tỉnh mới, Tỉnh Mộc Hóa, sau đổi thành Tỉnh Kiến
Tường.
Khi mới thành lập,
GHICHÚ:
[1] Lycee
Chasseloup Laubat ở Sài Gòn tương đương với Hà Nội là Lycee Albert Sarraut, ở
Huế là Lycee Pellerin dành cho Tây , và
một số ít người bản xứ được tuyển chọn.
Vua Cao Miên, Norodom Sihanuk cũng là học sinh Trường Chasseloup Laubat.
2 Khi chấp chánh, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm cho
đặt lại tên các tỉnh Nam Phần, và một tác giả nào đó đã đưa vào thơ lục bát tất
cả những chi tiết của sự đổi thay nầy cho bà con dễ nhớ. Xin Quí Vị xem bài thơ in riêng trong một bài
khác.
3 Sau nầy đổi tên là Trung Học
Nguyễn Đình Chiểu.
4
Lycee Chasseloup Laubat ở Sài Gòn tương đương với Hà Nội là Lycee Albert
Sarraut, ở Huế là Lycee Pellerin dành cho
Tây , và một số ít người bản xứ được tuyển chọn. Vua Cao Miên, Norodom Sihanuk cũng là học
sinh Trường Chasseloup Laubat.
[1] Khi
chấp chánh, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm cho đặt lại tên các tỉnh Nam Phần, và một
tác giả nào đó đã đưa vào thơ lục bát tất cả những chi tiết của sự đổi thay nầy
cho bà con dễ nhớ. Xin Quí Vị xem bài
thơ in riêng trong một bài khác.
[1] Sau
nầy đổi tên là Trung Học Nguyễn Đình Chiểu.
[1] Cùng
lúc các tỉnh khác có các trường trung
hoc, mở đầu với 2 lớp đệ thất, xin kể vài nơi ở gần Sài Gòn , như; Bà Rịa tên
mới là tỉnh Phước Tuy có Trương Trung Học Châu Văn Tiếp, Bình Dương có Trường Trung Hoc Trịnh Hòai
Đức, Biên Hòa có Trường Trung Học Ngô Quyền,
Gò Công có Trung Học Gò Công, Bến Tre có tên mới là Tỉnh Kiến Hòa có
Trương Trung Học Kiến Hòa,...việc đặt tên trưởng sẽ có một bài viết riêng về
phương hướng đặt tên trường. thời trước 1975.
[i] Lycee
Chasseloup Laubat ở Sài Gòn tương đương với Hà Nội là Lycee Albert Sarraut, ở
Huế là Lycee Pellerin dành cho Tây , và
một số ít người bản xứ được tuyển chọn.
Vua Cao Miên, Norodom Sihanuk cũng là học sinh Trường Chasseloup Laubat.
[ii] Khi
chấp chánh, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm cho đặt lại tên các tỉnh Nam Phần, và một
tác giả nào đó đã đưa vào thơ lục bát tất cả những chi tiết của sự đổi thay nầy
cho bà con dễ nhớ. Xin Quí Vị xem bài
thơ in riêng trong một bài khác.
[iii] Sau
nầy đổi tên là Trung Học Nguyễn Đình Chiểu.
[iv] Cùng
lúc các tỉnh khác có các trường trung
hoc, mở đầu với 2 lớp đệ thất, xin kể vài nơi ở gần Sài Gòn , như; Bà Rịa tên
mới là tỉnh Phước Tuy có Trương Trung Học Châu Văn Tiếp, Bình Dương có Trường Trung Hoc Trịnh Hòai
Đức, Biên Hòa có Trường Trung Học Ngô Quyền,
Gò Công có Trung Học Gò Công, Bến Tre có tên mới là Tỉnh Kiến Hòa có
Trương Trung Học Kiến Hòa,...việc đặt tên trưởng sẽ có một bài viết riêng về
phương hướng đặt tên trường. thời trước 1975.
Nhận xét
Đăng nhận xét