VÀI HÀNG về TIỆM SÁCH THÀNH TÍN ở BÀ RỊA... Bài viết của TRẦN KIM SA

VÀI HÀNG về TIỆM SÁCH THÀNH TÍN ở BÀ RỊA.

.. Bài viết của  TRẦN KIM SA

 

Tôi ở tỉnh xa đến Bàrịa làm việc nên không có dịp đi học Trường Sĩ Tải của Thầy Cử Hồ ĐắT Thăng.  Nhưng khi được Thầy Cử mời về Trường ST dạy Quốc Văn các lớp 8 và lớp 9 ( Trường ST chỉ dạy từ lớp 6 đến lớp 9 ) thay cho Thầy Việt Cường (tôi chưa biết mặt) về SàiGòn, ... tôi học được nhiều điều ở Thầy Cử trong kiến thức tổng quát và thuật xử thế. 

 

Trong văn phòng nhỏ của Trường ST, trong giờ chơi, khi học trò chạy chơi ngòai sân, thì giáo sư chúng  tôi, ngồi vào ghế đặt xung quanh chiếc bàn hình chữ nhựt, trải thảm ni lông hình ca-rô, màu xanh, màu đỏ,..; chính giữa có bình trà với mấy cái ly đủ cho khỏang một chục người ngồi uống  giải lao chờ giờ "bán cháo phổi" tiếp theo.

 

Thầy Hiệu ngồi ghế giữa, hỏi chuyện anh em giáo sư, mà thầy thường kêu bằng " chú ",; riêng học trò cũ của Thầy, Thầy kêu bằng tên.  Thầy thường kể cho chúng tôi nghe nhiều chuyện, từ chuyện Phan Khắc Sửu mời Thầy vào Thượng Hội Đồng Lãnh Đạo Quốc Gia, chuyện thành lập Thích Ca Phật Đài, chuyện Đại Đức Narada mời Thầy " dịch pháp " (tiếng Thầy dùng để chỉ việc chuyển dịch những bài thuyết pháp, ứng khẩu,của ông Đại Đức người Tích Lan, nói tiếng Ang Lê với đầy giọng khó nghe, mà chỉ có Thầy nghe hiểu được, và nhờ có căn bản Phật học, Thầy chuyển dịch hay hơn những người khác ở  SGòn ), .cho đến những chuyện Thầy nghe được trên BBC, VOA,...Nhiều kiến thức văn chuơng, thời sự, văn hóa, thời sự,.. lại là những bài học hay cho ai biết áp dụng. 

 

Thời gian sau 1969, đời sống thầy giáo không còn sung túc như trước nữa, giáo sư phải xách cặp ra trường tư, tham gia nghề mà anh em thời đó kêu là " bán cháo phổi" để giúp gia đình cân bằng cái “cán cân chi phó “trong thời vật giá tăng theo cấp số nhân, tiền lương thì không phải tăng theo cấp số cộng, mà lại dậm chân tại chỗ. 

 

Trong những lúc trà đàm trong giờ giải lao đó, Thầy nghe tin tôi xin được một khối lượng lớn xi măng  từ một cơ quan nọ  để thành lập trai chăn nuôi heo lớn, lấy phân heo ủ hơi mêtan nấu rượu, lấy hèm nuôi heo, lấy phân heo ủ làm chất dốt, chạy tủ lạnh, nấu bếp, bả  còn lại đem ra trồng khoai lang, lấy dây lang nấu cho heo làm rau xanh, củ  lang bán cho người,... trong một chu kỳ khép kín, tòan lơi nhuận, và lợi nhuận,... 

     Nhưng Thầy khuyên tôi không nên làm, vì tạo rượu cho người ta uống say làm bậy, tạo heo cho người ta giết thịt,... là tạo những nghiệp báo (karma) xấu, không phải là chánh nghiệp. Tôi hỏi lại với sự phiền lòng; vậy chớ nghề gì mới là chánh nghiệp?  Thầy từ tốn trả lới, sao không làm nghề bán sách?  Thầy giáo mở tiệm sách là chánh nghiệp, khai hóa cái màn vô minh cho chúng sanh là chánh nghiệp chứ còn gì nữa??. Nhờ ý kiến của Thầy khuyên, tôi trả lại mớ xi măng cho cơ quan nọ, và mở tiệm bán sách, báo, văn phòng phẩm, làm một công tác nhẹ nhàn vui tươi, và cãm thấy mình làm việc có ích cho đời. 

  Tôi nhờ Thầy cho cái tên tiệm sách, Thầy nói không dám làm, và khuyên tôi tự tìm lấy với mấy khuyến cáo là hiệu tiêm, tên tiệm làm thế nào cho có ý nghỉa, không kêu quá, không hách dịch làm người ghét, không thái quá,  và cũng đừng bất cập.   Ý tưởng không thái quá không bất cập phù hợp với ý tưởng trong sách Trung Dung trong Tứ Thư ( Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử) mà tôi đang khổ sở học ngày học đêm  trong cái chứng chỉ Lịch Sử Triết Học Đông Phương khó nuốt ở Đại Học Văn Khoa Sàigòn.  Lúc ấy tôi đang học sách Trung Dung, chương nói về Thành Tín.  Tôi tìm ra một câu hay:" thành tín tồn tồn, đạo nghĩa chi môn" - 誠信恆久,道德為門.

  Chữ THÀNH,   viết ra chữ Hán có bộ NGÔN 言  ( lời nói) ở bên trái nên chữ Thành có âm là thành công nhưng lại có cái nghỉa là THÀNH THẬT, nói lời thành thật. 

 Còn chữ TíN ,  ,  theo Hán tự có bộ NHÂN,  (nhân đứng, có nghĩa là người) và bộ NGÔN, 言  (lời nói)  đứng kế bên nhau, ý là người giữ lời hứa trọng tín dụng, trong tam cương, ngũ thường là: nhân, nghĩa, lễ, trí ,tín.  

Thế là tiệm sách có tên là  THÀNH TÍN, không có chữ Hán trên bảng hiệu, nhưng trên con dấu, và trên hóa đơn tiệm, đội khi có chữ Hán, cả 2 chữ đều có bộ ngôn kế bên. 

 

 Có lần đem gởi hàng ở Chành Hiệp Phong trên bến Chương Dương SàiGòn (đây à hãng vận tải của người Hoa, như bảo tiêu, chuyên chở hàng hóa mướn cho khách hàng, như Phước Oai tiêu Cục trong truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung vậy, nhưng sau nầy người Tàu Việt Nam gọi là CHàNH)  để gởi hàng về Bà Rịa Long Điền, anh tài phú Tàu già, cầm viết lông viết lên chữ Thành bằng chữ Hán, không có bộ NGÔN bên cạnh, tôi không chịu, bắt viết lại, đúng tôi mới chịu.  Biết được lý do, anh ta khen rối rít, hẩu lớ!!!!

Thật ra, ông người Tàu già thông thạo chữ Hán nên viết chữ THÀNH  ,  ,  không có bộ NGÔN  言  bên cạnh, cũng thật là chính xac, không sai chút nào cả , vì chữ Thành đó, bao gồm luôn cả nghĩa , chữ    , THÀNH , theo Từ điển phổ thông, có nghĩa là  "nhà chứa sách thời xưa ", theo  Từ điển Trần Văn Chánh , có nghĩa là  "Nhà chứa sách thời xưa.", theo Từ điển Nguyễn Quốc Hùng, có nghĩa là  "Sức chứa của ngôi nhà — Nhà để sách."...

Quả thật chữ Hạn và chữ Hán Việt  thật thú vị,,, nhứt tự lục nghì , mộ̃t chữ có năm sáu nghĩa...

             Sau khi  "VNCH sập tiệm"..., nhưng Thành Tín vẫn còn.  Sau mấy lần Cải Tạo Tư Sản Mại Bản, Cải Tạo Công Thương Nghiệp,  Cải Tạo Thương Nghiệp theo Giá Lương Tiền, bị Hiệu Sách Nhân Dân, ( …nhưng là của nhà nước, làm khó dễ, sang đọat,. bắt bán lại ….).;  nhưng Thành Tín không sập tiệm,  Thành Tín vẫn tồn tồn và bành trướng từ 1 chỗ ở số 266 đường Châu Văn Tiếp, cũ,  ngang trụ sở Mặt Trận Tổ Quốc, gần Nhà Tròn, phát triển thêm 4 quán, nói rõ hơn là bốn sạp bán báo,.... nữa, một quán trước Nhà Thờ Bà Rịa, một quán ở Ngã Ba ngang Rạp Hát Thanh Thái, lại bành trướng thêm một quán nữa ở trước Chợ Mới, và một quán nữa ở Khu Chợ Cá Bà Rịa. 

 

              Tháng 10/ 1991, người chủ cũ của Tiệm Sách Thành Tìn Bà Rịa đã rời Thị Trấn Bà Rịa để đi làm “khúc ruột ngàn dặm” của quê hương, bán lại vài cơ sở , vày tặng cho những  người phụ việc buôn bán ngày xưa,..., nhưng tên hiệu THÀNH TÍN  vẫn còn tồn tồn, không những trên đường phố Bà Rịa, mà còn trong lòng những khách hàng địa phương luôn luôn ủng hộ vì họ thương mến sự thành thật và giữ được ngũ  thường : nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. 

 

 

TRẦN KIM SA


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LỄ VU LAN - PHẬT LỊCH 2558 - tại CHÙA THANH TỊNH, ROCHESTER New York.

HUYẾN ĐI MIỀN NAM TIỂU BANG FLORIDA, HOA KỲ, NĂM 2012