LỜI CẢM ƠN DÀNH CHO GIÁO SĨ ALEXANDRE DE RHODES, người góp phần cho Việt Nam có CHỮ QUỐC NGỮ, chữ VIỆT với MẪU TỰ LA TINH..

 , người góp phần cho Việt Nam có CHỮ QUỐC NGỮ, chữ VIỆT với MẪU TỰ LA TINH

Có được chữ Quốc Ngữ, phiên âm từ Mẫu Tự La Tinh, ngôn ngữ Việt Nam của chúng ta tiến một bước dài trên đường thoát ra khỏi chữ Hán khó học khó viết,....là công lao của Quí Vị Giáo Sĩ Thiên Chúa Giáo từ Âu Châu tới. Người có công lớn trong công việc sáng tạo, phiên âm, viết sách, và phổ biến chữ Việt Nam đơn gian và đẹp như hôm nay là Giáo Sĩ Alexandre De Rhodes. Là người dân Việt, đọc được Chữ Quốc Ngữ,.... chúng ta phải nhớ ơn Ông.
Nhờ chữ Nôm, và rồi sau đó, nhờ Chữ Quốc Ngữ phiên âm từ Mẫu Tự La Tinhma ̀ chúng ta thoát khỏi chữ Hán, thóa khỏi phần nào sự lệ thuộc vào nước Tàu, văn hóa Tàu,...
Khi thành lập nước Việt Nam Cộng Hòa, sau Hiệp Định Geneve 1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, liền sau đó cho đổi tên đường phố SàiGòn, đặt tên Giáo Sĩ Alexandre De Rhodes, nơi trang trọng nhứt trong Đô Thành Sài Gòn.
Từ cổng chánh Dinh Độc Lập nhìn ra, Đại Lộ Thống Nhứt, thênh thang chạy dài tới Thảo Cầm Viên, người Sài Gòn thường gọi là Sở Thú. Cũng theo hướng đó, song song với Đại Lộ Thống Nhứt, phía tay phải , là con đường nhỏ rất đẹp, chạy từ Đường Công Lý tới Nhà Thờ Đức Bà với tên gọi Vương Cung .Thánh Đường ; con đường mang tên Hàn Thuyên, công thần đời nhà Trần, có công đưa chữ NÔM trong phong trào sáng tác văn chương, dùng để thay dần chữ HÁN của Tàu sau nầy.
Đối xứng với đường Hàn Thuyên qua Đại Lộ Thống Nhứt, theo hướng từ Đường CôngLý trở ra là đường mang tên Giáo Sĩ Alexandre De Rhode, người có công trong việc dùng Mẫu Tự La Tinh phiên âm ngôn ngữ Việt Nam,
Hai con đường nầy ở trong môṭ khu đẹp nhứt Đô Thành với vườn cây cổ thụ cao, và đầy bóng mát, đặt tên để nhớ ơn hai nhà ngôn ngữ quan trọng trong văn học Việt Nam.
Hai con đường đó, Đường Hàn Thuyên và Đường Giáo Sĩ Alexandre De Rhodes, hiện diện trong suốt hai mươi năm qua năm tháng thăng trầm của lịch sử Sài Gòn qua hai thời kỳ Đệ Nhứt và Đệ Nhị Cộng Hòa.
Ngày 30/04/1975, cổng vô Dinh Độc Lập bị xe tăng Liên Xô của quân Cộng Sản Bắc Việt ủi sập, mang theo sự sụp đổ của Việt Nam Công Hòa với bao thay đổi. Những đỉnh cao trí tệ của những con người mới xã hội chủ nghĩa lên cầm quyền, cũng đổi tên đường mới. Đại Lộ Thống Nhứt thành Đại Lộ Lê Duẫn. Những con đường có tên Pháp ḅị thay tên, xóa sổ, Đường Pasteur ngang qua Viện Pasteur được thay thế bằng Nguyễn Thị Minh Khai, con đường mang tên Giáo Sĩ Alexandre De Rhodes. đã nói ở trên, bị xoá tên, thay bằng tên Đường Thái Văn Lung..
Việc thay đổi nầy không kéo dài được bao lâu thì người xưa lại về chốn cũ. , nghe đâu rằng thì là khi Thủ Tướng Phạm Văn Đồng qua Paris, thăm Tổng Thống Pháp, không biết có chuyện rù rì gì xảy ra hay không mà khi Thủ Tướng về lại nhà thì.con đường đi ngang qua Viện Paster vẫn được sơn phết lai
với tên ...Đường Pasteure và, Đường Alexandre De Rhodes lại trở về vị trí cũ như ngày xưa, không có chuyện gì xảy ra hết....; và, những tên đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Thái Văn Lung được đảng điều đi...chỗ khác chơi,...
Cũng trong Thành Phố Sài Gòn, cách Ngã Tư Bảy Hiền không xa, đi về hướng Bà Quẹo, đi Trãng Bàng, Tây Ninh có một Giáo Xứ rộng lớn, đông người , nơi tập hợp của những người Miền Bắc Di Cư năm 1954, theo Thiên Chúa Giáo La Mã, thường được gọi là Công Giáo. Nơi đó có một nhà thờ lớn gọi là Nhà Thờ Đắc Lô, nằm trong Giáo Xứ Đắc Lộ, Đặc biệt, nơi đây có một Trung Tâm Văn Hóa, gọi là Trung Tâm Văn Hóa ĐẮC LỘ, và một trường trung học có qui mô hơn một trăm phòng học, có đủ các tịện nghi dùng trong giáo dục trung học tiểu học thời đó, ... do tư nhân làm chủ, đó là TRUNG HỌC TƯ THỤC ĐẮC LỘ. Danh xưng ĐẮC LỘ là danh từ phiên âm từ Alexandre DE RHODRE ...
Như vậy thì .DÂN TỘC NẦY cũng đã dành cho ÔNG LỜI CẢM ƠN rồi đó....

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

KỶ NIỆM về bài hát Mùa Hợp Tấu của Nhạc Sĩ Hùng Lân

VÀI HÀNG về TIỆM SÁCH THÀNH TÍN ở BÀ RỊA... Bài viết của TRẦN KIM SA

THÁNH LỄ GIÁNG SINH CUỐI THÁNG 1/1977 tại Xã BƯNG RIỀNG, Huyện XUYÊN MỘC, Tỉnh ĐỒNG NAI,...