NGÔI NHÀ  TRÊN ĐƯỜNG  BARTOLIE cũ ở THÀNH PHỐ  TÂN AN, Tỉnh Long An.

Dù xa xôi ngàn dặm, đi lại khó khăn và tốn kém nhiều thì giờ và tiền bạc,... nhưng gần như năm nào, tôi cũng tìm về quê nhà, Việt Nam; và mỗi lần về đó, tôi đều  về thăm lại "Tân An của mình ".


Tôi thích gọi Tỉnh Tân An, vì trên giấy tờ   khai sanh, nơi sanh của  tôi đều ghi nơi sanh là ...là Tỉnh Tân An,....; một tỉnh nhỏ, nghèo nàn, nằm giữa hai giồng sông lớn là Vàm Cỏ Đông, và Vàm Cỏ Tây, Hai con sông đều bắt nguồn từ đất nước Chùa Tháp, Campuchia, Cambodia, Khmer, Cao Miên,... nhưng khi chảy vô đất nướcViệt Nam, người bạn láng giềng  lấn  đường biên giới xuông sâu vô Tỉnh Tân An một khoảng đất phì nhiêu  hai mươi kí lô mét, 20km.,... người dân và lính Việt Nam gọi chỗ đó là ... Mõ Vẹt,....

.Tỉnh Tân An bi đổi là Tỉnh Long An là do Chánh Phủ Ngô Đình Diệm, thực hiện trong dịp cải tổ hành chánh sau ngày Song Thất,  07/07/1954, khi ông nhận lịnh của Hoàng Đế Bảo Đại vê làm Thủ Tướng Việt Nam,

Lúc đó có một bài thơ nói về sự sửa đổi các tên tỉnh ở Miền Nam, mà tôi nhớ lõ bõ như sau, xin ghi lại:

Sài Gòn là chốn Thủ Đô,

Vũng Tàu, Bà Rịa bây giờ/.Phước Tuy

Ngoài Khơi Xa Cách Kinh Kỳ

Trường Sa Hải Đảo cùng về Phước Tuy,

Biên Hoà tên cũ còn y,

Sanh thêm 3  tỉnh phân ly rừng hồng:

Phước Long, Long Khánh, Bìn̉h Long;

Tây Ninh Tên cũ vẫn không đổi dời

Tân An, Chợ Lớn tơi bời,

Long An tên mới  hai nơi nhập vào,

Kiến Tường tỉnh mới làu làu

Gốc là Mộc Hóa, đồng sâu Tháp Mười,

Kiến Phong Đồng Tháp vòng ngoài,

Gốc la Phong Thạnh cặp dài cCửu Long,

Mỹ Tho hiệp với Gò Công,

Định Tường tên cũ ngược dòng thời gian,

Kiến Hoà, Tỉnh Lỵ: Trúc Giang,....

....

..... và 2 câu cuối cùng.là .....

Côn Sơn ngoài biển Đại Thanh,

Là mồ chiến sĩ hiến mình quê hương.... 


''' Xin ghi thêm: ... tôi không thuộc hết bài, nhưng chỉ nhớ 2 câu chót.  Tôi nhớ lại bài thơ nầy như sau đây

 Năm 1955 khi tôi đang vô học lớp Đệ Thất, lớp đầu của trung học, thì Trường Trung Học Tân  An,  được Chánh Phủ Ngô Đình Diệm cho thành lập mỗi tỉnh, 1 hay 2 trườngg trung học ccông lập, ..., Tỉnh Long An có 2 trương, thứ nhứt là Trường Trung Học Tân An ở Tỉnh Tân An cũ, và Trường Trung Học Cần Giuộc ở Quận Cần Giuộc, thuộc Tỉnh Chợ Lớn cũ,..

.Khi mới thành lập, chưa có trường nào có cơ sở, trường lớp gì cả, nên, càc trường  phải mượn tạm các phòng học của Trường Nam hoặc Nữ Tiểu Học trong tỉnh để họat động. 

Trường Trung Học Tân An  lúc đó, mươn 2 phòng học ngó ra bờ sông Vàm Cỏ Tây đế cho 2 lớp đầu tiên của trường là Lớp Đệ Thất A và Lớp Đệ Thất B làm nơi học tập

Ban Giám Hiệu, nhân viên và giáo sư gồm có,...Ông Ngô Văn Nhựt, Giáo Viên Tiểu Học Thượng Hạng Ngoại Hạng,....được Bộ Quốc Gia Giáo Dục cử làm Quyền Hiệu Trưởng, Ông Nguyễn Văn Sửu, Giáo Viên Tiểu Học Thượng Hạng Ngoại Hạng,, được cử làm Thư ký và  làm giáo sư Pháp Văn, . Ông Nguyễn Văn Phèn,  Giáo Viên Tiểu Học Thượng Hạng Ngoại Hạng,. dạy Quốc Văn.....Cô Thái Oanh Oanh, ái nữ của Ông Thaí Ngươn Xáng, Quận Trưởng Quân Châu Thành, Tỉnh Long An; Cô  là  cựu nữ sinh Trường Nữ Trung Học Gia Long Saigòn, vưà có bằng Tú Tài Toàn Phần đươc chánh quyền  T̉ỉnh mời dạy  các môn còn lại như Anh Văn, Toán, Lý Hóa, Vạn Vật, Công Dăn Giáo Dục,...

Sẽ có dịp đẻ nói thêm về vấn đề nầy,...


Sau khi  chiến tranh  kết thúc năm 1975, người dân Việt Năm có thể đi về Tăn An bằng nhiều ngã. 

 Mỗi lân về thăm quê, tôi cùng người em cột chèo,  đi từ Phước Lâm, Cân Giuộc,  ,đi xe gắn máy qua Rac̣h Kiến, tới Cần Đước , đi đò qua Sông Vàm Cỏ Đông , tới Vàm Nhựt Tảo, qua Xã An Nhựt Tân,, qua Xã Quê Mỹ Thạnh, qua Xã Bình Trinh Đông, tới Xã  Tấn Đức, ( Sau nầy, trong thơi chiến tranh, phia VNCH  do vấn đề quân sự yếu kém, không có quân lính  đóng nhiều nơi ̣để bảo vê chánh quyên, nên nhiều nơi   vài xã phải nhập lại,...... vì  nhiều nơi không tìm ra người  dám ra "làm làng"  vì sợ VC tối về "diệt tề"....Do đó mà Xã Tấn Đức và Xã Lạc Bình kế bên phải nhập lại.... thành ra xã Lạc Tấn, theo hướng đó, hai xã lớn, rộng cung là Xa Binh Nhựt gân Câu Bến Lức và Xã Bình Chánh bên kia Cầu Bắc Tân lại có tên mới là Xã Nhựt Chánh,... ).

Sau khi ghé Khu Di Tích Vàm Nhựt Tảo, coi lại hình ảnh cua những chiến công của Anh Hùng Nguyễn Trung Trực,....tôi dừng lại rất lâu tại Xã Tấn Đức,...

Theo người xưa kể lại thì nơi đây Hai Bà Trân Thị Can và Ba Trần Thị Nga  ( Bà Năm Nga ) ,  Hai Bà nầy được hưởng một gia tài rất lớn hơn  vài ngàn hecta ruộng lúa khắp nơi trong Tỉnh Long An,

Bà Trần Thị Can có chồng là Ông Lê Tài Luận , gốc  người  Quận Tân Trụ, thường được người trong vùng  gọi là Thầy Cai Luận,, Cai đây là Cai Tổng,...Thầy Cai Luân có mấy người con  có chức phận trong tỉnh.  Người con gái lớn của Ông Bà là Cô Hai Giêng , có chồng là Đốc Công Trân Văn Nam, có chức vụ lớn trong  Bộ Công Chánh VNCH thời đó,...Người con có danh tiếng  nhứt của Ông Bà là Cậu Sau Lê Tài Hòa,..Ngươi quanh Vung gọi Ông Lê Tài Hòa  với vẻ thân thiện là ..... Cậu Saú , Cậu Sáu Hoà,...Ông là người cao lớn, dáng dấp đẹp trai, ăn nói rất có duyên, nên nhiều  người đan bà,  con gái theo bám,... Khi Cậu Sáu Hoà  cưới một Cô Giáo tốt nghiệp Trường Sư Phạm gốc người Xã Vĩnh Kim ở Mỹ Tho tên là Phan Thị Ba  thì Cô Phan Thị Năm, em Cô Phan Thi Ba  tình nguyện  về  sông chung với Cậu Sáu Hoà ,...

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

VÀI HÀNG về TIỆM SÁCH THÀNH TÍN ở BÀ RỊA... Bài viết của TRẦN KIM SA

LỄ VU LAN - PHẬT LỊCH 2558 - tại CHÙA THANH TỊNH, ROCHESTER New York.

THÁNH LỄ GIÁNG SINH CUỐI THÁNG 1/1977 tại Xã BƯNG RIỀNG, Huyện XUYÊN MỘC, Tỉnh ĐỒNG NAI,...