CÂY NGŨ QUẢ TRONG NGÀY TẾT.
CÂY NGŨ QUẢ
TRONG NGÀY TẾT.
Người nông dân Việt Nam đầy óc sáng tạo. Mỗi năm, họ tạo ra một ít sản phẩm lạ,.. để góp phần cho màu sắc mùa Xuân của quê nhà được thêm tươi đẹp và thú vị hơn.. Trong dịp Tết các năm trước, ngoài các cây mai vàng, cành đào đỏ, chậu hoa cúc, hoa vạn thọ vàng, chậu cây tươi đầy hoa trái tăc, trái hạnh, trái cam, trái quít, ...người nông dân Miền Nam tung ra thị trường Tết, trái dưa hấu hình vuông, hình bầu rượu,...thật lạ. Trên những trái dưa lại có nổi lên hình chữ Tài, chữ Lộc, viết bằng chữ Quốc Ngữ, đôi khi lại viết bằng chữ Hán,... để bán cho những người Việt gốc Hoa.
Vài năm trở lại đây, xuất phát từ Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, một loại bưởi có tên gọi là bưởi “Hồ Lô”, có hình dáng như bầu rượu của những ông tiên trong truyện phong thần, trên trái lại có chữ “Tài “ hay chữ “Lộc”, chữ “ Cung Chúc Tân Xuân”.... viết bằng chữ Quốc Ngữ hay bằng chữ Hán,...
Những sản phẩm nầy được thị trường đón nhận nồng nhiệt,...;không những ở trong nước, mà lan ra cả ngoại quốc,..; theo thời đại @, những sản phẩm độc đáo nầy được đưa lên internet, và mở rộng thị trường ra khắp nơi trên thế giới...
Xuất phát từ ỷ tưởng “Mâm Ngũ Quả “ trong ngày Tết, một nông dân ở vùng ven đô Hà Nội, năm nay đã đưa ra chào thị trường ” CÂY NGŨ QUẢ TRONG NGÀY TẾT”.
Người nông dân có kiến thức và có sáng kiến đáng phục đó là ông Lê Đức Giáp ở thôn Bãi, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội. Theo các báo trong nước, ông Giáp chưa có đi học đại học nông nghiệp bao giờ, nhưng những nghiên cứu của ông được mọi người phải công nhận là quá khoa học và đầy sáng tạo. Hình in trên các báo trong nước cho thấy “năm thứ quả gồm bưởi, cam, phật thủ, quýt, quất” cùng chín tới trên một gốc cây.. Trái “quất”, người trong Nam gọi là trái tắc, hay trái hạnh,... Thông thường, “mâm Ngũ Quả” của người Việt trong dịp Tết ta thì gồm 5 ( ngũ ) loại trái (quả) khác nhau , chưng bày trên một cái mâm, hay một cái dĩa lớn, để cúng ông bà, cúng gia tiên. Tuỳ theo loại trái cây có được trong manh vườn nhà, hay mua được tại chợ, ... mà người ta có Mâm Ngũ Quả nhiều trái hay ít trái, trái lớn hay trái nhỏ, màu sắc, chất lượng,... còn tuỳ vào hoàn cảnh địa phương lúc đó,.. Ở Miền Bắc, Mâm Ngũ Quả thường có Lê , Lựu, Đào, Mai, Táo, táo tây, táo ta, táo tàu, Hồng, Bưởi, Nải chuối, Na / Mãng cầu, trứng gà (Lê ki ma), Cam, Quýt,... Ở Miền Nam, Mâm Ngũ Quả thường có Dưa hấu, Sung , Đu đủ, Xoài, Mãng cầu Xiêm, Thơm / Khóm (Dứa), Dừa, Nho, Sa pô chê (Hồng xiêm), Thanh long... ..,...
Nhưng Mâm Ngũ Quả của người dân Sàigòn và người Miền Nam thì có cái đặc biệt, mang một ý nghĩ thật bình dị, đọc trật ra sao thì nghĩ ra như vây. Họ nghĩ “ Cầu Sung Vừa Đủ Xài “ nên họ có Mâm Ngũ Quả với cây nhà lá vườn hàng xóm cũng được với các trái Mãng Cầu, có thể là mãng cầu ta, quả na, hay mãng cầu Xiêm,... cũng được; kế đó là trái Sung, ..; trái Dừa,... tùy theo vườn nhà có dừa gì thì dùng thứ nấy, dừa dâu, dừa lửa, dừa xiêm, dừa bị, dừa Tam Quan, .... ; Trái đu đủ hườm hườm, đu đủ chín mõ quạ... là tốt nhứt, nếu không có thì xanh xanh cũng được...; Cuối cùng là trái Xoài, thứ nào cũng được, xoài voi, xoài tượng, xoài hòn, xoài thanh ca, xoài cóc, xoài cát, xoài cát Hòa Lộc... thì ngon nhứt hạng,... Vậy là Mâm Ngũ Quả nầy có mục đích là “ Cầu Sung Vừa Đủ Xài “...
Cùng ý tưởng đó, họ có thêm, mãng cầu, thơm, khóm hay dứa, dừa, đu đủ, xoài ... cho có nghĩa , Cầu Thơm Vừa Đủ Xài,... Cũng có người khôi hài, có ý tưởng lạ hơn,..mâm ngũ quả có . , mãng cầu, trái vú sữa, dừa, đu đủ,măng cụt,... cho trọn nghĩa câu:CẦU - VÚ -Dừa - ĐỦ - MĂN,...hay vui vẻ hơn nữa là mãng cầu, bầu , dừa, đu đủ, trái vú sữa,.. cho trọn nghĩa câu Cầu - Bầu - Dừa - Đủ – Sữa,... Những thứ trái đó đặt trên dĩa ,trên mâm thì được, còn trên cây thì không bao giờ, vì chũng lọai khác nhau, thời gian trái chín khác nhau,...nên chuyện thực hiện, “ Cầu Sung Vừa Đủ Xài “ trên một gốc cây là không tưởng, không thể nào thực hiện được,...
Nhưng người nông dân Lê Đức Giáp nầy đã “phát huy sáng kiến, cãi tiến kỹ thuật”... để tạo một gốc cây ra 5 thứ trái như một “Mâm Ngũ Quả” sống, tươi, chín mọng vào dịp Tết . Ông đã khôn khéo chọn một gốc cây mạnh , dễ gieo trồng, rồi tháp ghép lên đó, tháp mục hay tháp nhánh,... các cây ăn trái... có cùng một họ, ...; ở đây là họ cam quít, gồm có bưỡi, bòng, chanh cam, tắc, hạnh,...và Phật Thủ là trái cây cùng họ, có hình dạng như bàn tay, được các nhà vườn, trồng để bán trong dịp Tết, để cúng trên bàn thờ gia tiên ...vì có bàn tay với những ngón to lớn gọi là bàn tay Phật, hay Phật Thủ,...
Việc đưa ra thị trường vào những ngày Tết dân tộc những sản phẩm độc đáo của những người nông dân trong Nam các năm rồi, và ngài Bắc trong năm nay, quả là những sáng kiến, những công trình khoa học nông nghiệp rất đáng vinh danh.
Năm nay, món quà Tết với chậu cây tươi sống, lá xanh, trái chín vàng tươi với năm loại trái bưởi, cam, phật thủ, quýt, quất, ... cùng mọc trên một cây, được cho là sẽ mang lại may mắn và sự thịnh vượng cho gia chủ. ...Trước thềm năm mới , người viết xin kính chúc mọi người cầu gì được nấy. ( Hình ảnh trong bài nầy được tải xuồng từ internet để minh họa. )
TRẦN KIM SA.
Người nông dân Việt Nam đầy óc sáng tạo. Mỗi năm, họ tạo ra một ít sản phẩm lạ,.. để góp phần cho màu sắc mùa Xuân của quê nhà được thêm tươi đẹp và thú vị hơn.. Trong dịp Tết các năm trước, ngoài các cây mai vàng, cành đào đỏ, chậu hoa cúc, hoa vạn thọ vàng, chậu cây tươi đầy hoa trái tăc, trái hạnh, trái cam, trái quít, ...người nông dân Miền Nam tung ra thị trường Tết, trái dưa hấu hình vuông, hình bầu rượu,...thật lạ. Trên những trái dưa lại có nổi lên hình chữ Tài, chữ Lộc, viết bằng chữ Quốc Ngữ, đôi khi lại viết bằng chữ Hán,... để bán cho những người Việt gốc Hoa.
Vài năm trở lại đây, xuất phát từ Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, một loại bưởi có tên gọi là bưởi “Hồ Lô”, có hình dáng như bầu rượu của những ông tiên trong truyện phong thần, trên trái lại có chữ “Tài “ hay chữ “Lộc”, chữ “ Cung Chúc Tân Xuân”.... viết bằng chữ Quốc Ngữ hay bằng chữ Hán,...
Những sản phẩm nầy được thị trường đón nhận nồng nhiệt,...;không những ở trong nước, mà lan ra cả ngoại quốc,..; theo thời đại @, những sản phẩm độc đáo nầy được đưa lên internet, và mở rộng thị trường ra khắp nơi trên thế giới...
Xuất phát từ ỷ tưởng “Mâm Ngũ Quả “ trong ngày Tết, một nông dân ở vùng ven đô Hà Nội, năm nay đã đưa ra chào thị trường ” CÂY NGŨ QUẢ TRONG NGÀY TẾT”.
Người nông dân có kiến thức và có sáng kiến đáng phục đó là ông Lê Đức Giáp ở thôn Bãi, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội. Theo các báo trong nước, ông Giáp chưa có đi học đại học nông nghiệp bao giờ, nhưng những nghiên cứu của ông được mọi người phải công nhận là quá khoa học và đầy sáng tạo. Hình in trên các báo trong nước cho thấy “năm thứ quả gồm bưởi, cam, phật thủ, quýt, quất” cùng chín tới trên một gốc cây.. Trái “quất”, người trong Nam gọi là trái tắc, hay trái hạnh,... Thông thường, “mâm Ngũ Quả” của người Việt trong dịp Tết ta thì gồm 5 ( ngũ ) loại trái (quả) khác nhau , chưng bày trên một cái mâm, hay một cái dĩa lớn, để cúng ông bà, cúng gia tiên. Tuỳ theo loại trái cây có được trong manh vườn nhà, hay mua được tại chợ, ... mà người ta có Mâm Ngũ Quả nhiều trái hay ít trái, trái lớn hay trái nhỏ, màu sắc, chất lượng,... còn tuỳ vào hoàn cảnh địa phương lúc đó,.. Ở Miền Bắc, Mâm Ngũ Quả thường có Lê , Lựu, Đào, Mai, Táo, táo tây, táo ta, táo tàu, Hồng, Bưởi, Nải chuối, Na / Mãng cầu, trứng gà (Lê ki ma), Cam, Quýt,... Ở Miền Nam, Mâm Ngũ Quả thường có Dưa hấu, Sung , Đu đủ, Xoài, Mãng cầu Xiêm, Thơm / Khóm (Dứa), Dừa, Nho, Sa pô chê (Hồng xiêm), Thanh long... ..,...
Nhưng Mâm Ngũ Quả của người dân Sàigòn và người Miền Nam thì có cái đặc biệt, mang một ý nghĩ thật bình dị, đọc trật ra sao thì nghĩ ra như vây. Họ nghĩ “ Cầu Sung Vừa Đủ Xài “ nên họ có Mâm Ngũ Quả với cây nhà lá vườn hàng xóm cũng được với các trái Mãng Cầu, có thể là mãng cầu ta, quả na, hay mãng cầu Xiêm,... cũng được; kế đó là trái Sung, ..; trái Dừa,... tùy theo vườn nhà có dừa gì thì dùng thứ nấy, dừa dâu, dừa lửa, dừa xiêm, dừa bị, dừa Tam Quan, .... ; Trái đu đủ hườm hườm, đu đủ chín mõ quạ... là tốt nhứt, nếu không có thì xanh xanh cũng được...; Cuối cùng là trái Xoài, thứ nào cũng được, xoài voi, xoài tượng, xoài hòn, xoài thanh ca, xoài cóc, xoài cát, xoài cát Hòa Lộc... thì ngon nhứt hạng,... Vậy là Mâm Ngũ Quả nầy có mục đích là “ Cầu Sung Vừa Đủ Xài “...
Cùng ý tưởng đó, họ có thêm, mãng cầu, thơm, khóm hay dứa, dừa, đu đủ, xoài ... cho có nghĩa , Cầu Thơm Vừa Đủ Xài,... Cũng có người khôi hài, có ý tưởng lạ hơn,..mâm ngũ quả có . , mãng cầu, trái vú sữa, dừa, đu đủ,măng cụt,... cho trọn nghĩa câu:CẦU - VÚ -Dừa - ĐỦ - MĂN,...hay vui vẻ hơn nữa là mãng cầu, bầu , dừa, đu đủ, trái vú sữa,.. cho trọn nghĩa câu Cầu - Bầu - Dừa - Đủ – Sữa,... Những thứ trái đó đặt trên dĩa ,trên mâm thì được, còn trên cây thì không bao giờ, vì chũng lọai khác nhau, thời gian trái chín khác nhau,...nên chuyện thực hiện, “ Cầu Sung Vừa Đủ Xài “ trên một gốc cây là không tưởng, không thể nào thực hiện được,...
Nhưng người nông dân Lê Đức Giáp nầy đã “phát huy sáng kiến, cãi tiến kỹ thuật”... để tạo một gốc cây ra 5 thứ trái như một “Mâm Ngũ Quả” sống, tươi, chín mọng vào dịp Tết . Ông đã khôn khéo chọn một gốc cây mạnh , dễ gieo trồng, rồi tháp ghép lên đó, tháp mục hay tháp nhánh,... các cây ăn trái... có cùng một họ, ...; ở đây là họ cam quít, gồm có bưỡi, bòng, chanh cam, tắc, hạnh,...và Phật Thủ là trái cây cùng họ, có hình dạng như bàn tay, được các nhà vườn, trồng để bán trong dịp Tết, để cúng trên bàn thờ gia tiên ...vì có bàn tay với những ngón to lớn gọi là bàn tay Phật, hay Phật Thủ,...
Việc đưa ra thị trường vào những ngày Tết dân tộc những sản phẩm độc đáo của những người nông dân trong Nam các năm rồi, và ngài Bắc trong năm nay, quả là những sáng kiến, những công trình khoa học nông nghiệp rất đáng vinh danh.
Năm nay, món quà Tết với chậu cây tươi sống, lá xanh, trái chín vàng tươi với năm loại trái bưởi, cam, phật thủ, quýt, quất, ... cùng mọc trên một cây, được cho là sẽ mang lại may mắn và sự thịnh vượng cho gia chủ. ...Trước thềm năm mới , người viết xin kính chúc mọi người cầu gì được nấy. ( Hình ảnh trong bài nầy được tải xuồng từ internet để minh họa. )
TRẦN KIM SA.
Nhận xét
Đăng nhận xét