NĂM TUẤT NÓI CHUYỆN CHÓ., Bài viết của TRẦN KIM SA

NĂM TUẤT NÓI CHUYỆN CHÓ., Bài viết của TRẦN KIM SA

 

 

Con chó là con vật gần gũi với người, nên được coi là bạn..  Đối với nhiều gia đình, chó là con vật trung thành, mến chủ, sống chết vì chủ.  Nhà ở Việt Nam thường nuôi chó để giữ nhà.  Vì chưa có hệ thống báo động như bây giờ, ở Việt Nam xưa thường nuôi chó để giữ nhà.  Do đó mà tục ngữ có câu:: Chó giữ nhà, mèo bắt chuột”.  Khi có ai tới ngòai ngõ, chó đã biết nên sủa vang lên báo cho chủ nhà hay.  Khi có tiếng chó sủa ngòai sân, tức là đã có ai đó tới nhà.  Bởi vậy có câu:

Chó đâu chó sủa trống không,

Hỏng thằng ăn trộm, cũng ông ăn mày.

                                                                                     Ca Dao.

 

Không như ở xứ văn minh, có Pet shop, có gian hàng bán đồ ăn cho chó, ở Việt Nam xưa, người ta cho chó ăn cơm thừa canh cặn, còn dư sau bữa cơm nhà chủ.   Cùng lắm là cho ăn cám, gọi là cám sú.  Do không có gì ăn, để chống lại cái đói, chó ăn luôn thứ phế thãi do người tạo ra.  Nhiều người có trẻ nhỏ, không có mang tả, hay diepper như ở Mỹ, nên khi đứa bé ị ra, con chó đến “làm” luôn cho tiện, khỏi hốt.  Nhiều bợm nhậu, quá chén trở về nhà, chịu không nỗi, ói  hết   các thứ vừa ăn nhậu ra đất.  Chó đến “làm” hết luôn.  Để diễn tả cơn say rượu chịu không nổi phải ọi ra, các bợm nhậu thường gọi  “ cho chó ăn chè”.

 Cũng do chống đói, chó cũng như mèo, thường hay ăn vụng.  Đồ ăn thức uống, nếu để không khéo, sẽ bị chó mèo ăn vụng hết,  Cho nên, các bà mẹ quê nhà thường dặn con dâu, hay con gái phải giữ thức ăn cẫn thận bắng cách :”chó treo, mèo đậy”

 

Chó có khả năng đánh hơi, tìm dấu vết người.  Quân Lưc VNCH  ngày xưa áp dụng khả năng  vào việc tìm địch nên đã có trai huấn luyện chó.  Chó được chăm sóc kỷ lưởng và huấn luyện để tìm, và tấn công địch.  Các quân khuyển đã tạo được nhiêu chiến công trong quân sử.

 

 Ở Gò Vấp, thuộc Tỉnh Gia Định ngày xưa có Trại Quân Khuyển rất lớn gần ngã 5, nên gọi là Ngã Ở Gò Vấp, thuộc Tỉnh Gia Định ngày xưa có Trại Quân Khuyển rất lớn gần ngã 5 Chuồng Chó.  Nơi đẫn chó  đi bộ và đi đại tiện ở gần cái ngã ba, là ngã ba chó ỉa, được bà con đọc trại ra là Ngã Ba Chú Ía.   Thời chiến tranh, hai nơi nầy gần các trại lính, nên chị em ta, tụ tập nơi đây nhiều tạo cho hai địa danh dính dáng đến chó nầy nổi tiếng;

Về tính tình, chó hung dữ, nên tục ngữ có câu :”dữ như chó”.   Vì thế ở những nhà có nuôi chó giữ nhà, trước những biệt thự sang trọng ở Saigon xưa, nhũng nhà  có tiểu thư đài các, muốn xua những chàng trai lảng vảng rình mò, nên nuôi con chó Tây, chó berger, nổi tiếng là hung dữ, trước nhà treo tấm bảng “coi chừng chó dữ”.  Thời Tây thực dân còn ở Việt Nam, nhiều biệt thự của Tây, và có cả của các quan An Nam nữa treo biển “ attention chien mechant”.  Qua Mỹ thỉnh thỏang chúng ta thấy tấm bảng mang hàng chữ cũng có ý nghỉa tương tự như các câu trên  viết bằng chữ Anh :” beware of dog”.

 

Thật ra, người ta coi ... chó là bạn

 

 

 

Ở Mỹ,( chuyện Ong Tài, ) Nuôi chó tốt hơn nuôi con,...

           

Trong thập nhị chi của lịch Tàu, Tí, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, chó  đứng hàng kế chót.  . 

 

Trong văn chương cổ đại Việt Nam, chó được nói nhiều trong truyện Lục Súc Tranh Công.  Đó là chuyện của sáu (6) con thú nuôi trong nhà (lục súc) là  gà, ngựa, chó,...   kể về mình để tranh công với nhau.  Sau cùng, chủ nhà ra dàn xếp, giải nghỉa cho nghe, ai cũng có công hết

 

Nhà Văn, Nhà Thơ Nguyễn Vỹ, người sáng lập Nhật Báo Dân Ta, và Bán Nguyệt San “Tạp Chí Phổ Thông” ở Saigon thập niên 50, 60, khi còn ở Hà Nội trong thời Pháp thuộc đã  cho rằng “ Nhà văn An Nam khổ như chó”.

 

Hình ảnh con chó trong thơ văn rất nhiều...

Thịt chó được một số nguời và một số dân tộc trên thế giới như Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam,..cho là món ngon mà khó có thứ thịt nào sánh kịp.

 

            Cách đây ít năm, khi Triều Tiên tổ chức Thế Vận Hội mùa Hè ở Seoul, mấy chị đầm bảo vệ súc vật ở Tây Âu, đưa khuyến cáo yêu cầu nước nầy, ngưng ăn thịt chó trong những ngày Thế Vận Hội tranh tài, nếu không, họ đề nghị các nước Châu Âu tẩy chay.  Điều nầy khiến bàn dân thiên hạ của nước chủ nhà giận dữ.  Với lý do văn hóa ẫm thực là của họ, họ cứ ăn thịt chó.  Và chuyện đó, coi như chìm xuồng, và Thế Vận Hội Séoul vẫn tiến hành và dân nước củ sâm vẫn “hạ cờ tây” dài dài.

 

Trung Hoa là nước  chú trọng về ẫm thực nhứt thế giới.  Thấy cái gì, cũng muốn làm ra món ăn ngon cả.  Rắn rùa, mang mễn, nhím, chim cò, le le, còng cọc,.. gì của Việt Nam họ đều cho thu mua hết.  Chó cũng nằm trong danh sách những món ăn ngon mà họ ưa dùng. 

 

Mấy năm gần đây, dịch vụ cung cấp thịt chó, và chó thịt cho Trung Hoa, đã khiến nhiều người Việt Nam ở quê hương Bác trở nên giàu có.  Theo các báo trong nước, một số lớn dân Nghệ Tỉnh cất nhà lầu, trở thành tỉ phí nhờ buôn bán chó thịt qua Trung Hoa.  Với hơn một tỉ ba trăm triệu cái “tàu há mồm” ấy thì biết bao nhiêu chó cho đủ ?  Cho nên, ngòai việc chăn nuôi chó thịt, tại địa phương, các người làm dịch vụ nầy đi vào miền Trung và miền Nam  thu mua, khuyến khích nguời đi bắt trộm, rồi mua lại.  Sau đó chờ bằng dủ mọi phương tiện tập trung về Nghệ Tỉnh, và đựoc xe tải đưa qua Trung Quốc.

     Chó Bắc Kinh là giống chó đẹp, bán rất cao giá.  Các nhà giàu ở Saigon trước 1975 cũng thương ôm chó Bắc Kinh để khoe là mình giàu có.

 Cho Việt Nam.  Chó Phú QUốc là chó tốt

 

Trước 1975, nhiều làng quê không còn chó, vì mấy chú giải phóng bắt trộm chó, bắt không được thì bỏ thuốc giết. chuột vào thịt nướng bỏ ngòai đường cho chó ăn chết, cuối cùng là cấm dân nuôi chó.

 Họ làm thế, vì những con chó nầy thật phản động, ban đêm, các chú giải phóng lẽn vào xóm kiếm ăn, thâu thuế, hay khủng bố thường bị chó sủa báo động, chỉ đường cho lính Cộng Hòa phát hiện đến đánh chạy không kịp.   Đôi khi, hễ nghe chó sủa chỗ nào, trưởng đồn dân vệ cho bắn súng cối vào.  Các chú chạy có cờ, không làm ăn gì được.

 

Sau tháng tư 1975, người  từ trong rừng về giải phóng thành phố lai bị đồng hóa lần lần cái thói “ rõm đời”.  Họ cũng nuôi chó không phải  để “hạ cờ tây”, mà  nuôi chó berger ngoai quốc để làm dáng, khoe giàu.  Chó berger ăn thịt bò, thiếu thịt bò thì èo uột, ốm teo, bịnh họan.   Thời gian đó, người dân được gọi là phân phối lương thực theo sổ, nhưng phải trả tiền đàng hòang và phải XHCN, không phải là Xã Hội Chủ Nghĩa đâu nhá, đó là Xếp Hàng Cả Ngày đấy.

 Nhiều cán bộ đã nuôi chó berger, va chuyện đó đã trở thành thời thượng.  Ai chưa nuôi chó berger chưa phải là “dân chơi cầu ba cẳng”  Do đó có chuyện khá buồn cười  xảy ra.  Báo chí thời đó làm ầm lên.

 Báo Saigon Giải Phóng  đăng bài báo với háng tít lớn “Những tiếng pháo lạc lỏng”... để phê phán một người nào đó trong khu vực [1]đốt một tràng pháo dài, làm náo động thành phố, và phá giấc ngủ trưa của ngài bí thư thành quỷ, xin lỗi, tôi lộn, phải viết là Bí Thư Thành Ủy.  Ngài giận lắm, gọi dây nói đến, báo SGGP, cơ quan ngôn luận của Thành Ủy, ra lệnh cho nhà báo điều tra về cái sự kiện dây pháo làm mất giấc ngủ trưa của lãnh đạo

Bài báo cũng chỉ trích người đốt pháo phí phạm tài nguyên xã hội, không nghĩ gì đến người khác,không nghĩ gì đến người nghèo khó, đang chạy ăn từng bữa tóat mồ hôi..  Bài báo phê phán cái đám cưới to sầm mời thực khách bốn, hay năm trăm người vơi mâm cao, cổ đầy.[2]

Sau bài báo phê phán thì người dân Saigon được đọc bài phản hồi của người  châm ngòi dây pháo.  Ông viết bài trả lời với vẻ trịch thượng của một cán bộ cao câp lâu đời.  Ông cho rằng dây pháo đó là tiếng pháo mừng con gái ông về nhà chồng.  Con gái ông là cô giáo dạy tại một trường ở khu Xóm Mới Gó Vấp, nơi có nghề làm pháo lậu, và thường bị nổ, cháy nhà hòai hòai.  Vì mến thương cô giáo đẹp, hoc trò và phụ huynh xúm nhau kết tặng dây pháo dài 5, 7 mét gì đó, chứ không phải chỉ có 3 mét như bài viết  láo của nhà báo.  Ông nói thêm, vì tình nghĩa ruột rà, nếu dây pháo đó dài 15 hay 20 mét, ông cũng cho đốt luôn, hỏng ngán thằng tây đen nào hết.

Ông ta nói vì ông chỉ có một đứa con gái duy nhứt nên mời hết bạn bè, nên đông như vậy, nhưng chưa  đi hết, vì ông giao thiệp rộng, nhiều bạn bè.  Có là bao, khi chi phí tiền đám cưới đó là tiền ông bán mấy ...con.... chó berger ông nuôi để bán giống  thôi.  Chớ có gì đâu mà ầm ỉ..

Nhưng câu chuyện trở nên ồn ào, vì ông phán rằng, ông đâu có dính dáng gì với những người nghèo, ai nghèo kệ họ, ăn thua gì đến ông..   Bà con viết thư gởi lên báo, phê bình, có người nhân đây nói bóng nói gió, phê phán chế độ tạo ra người như vậy.  Sau it  ngày đăng thư bạn đọc, báo có chỉ thị ngừng lọat bài.  Các cán bộ cao cấp thời đó thường làm giàu, có nhà cao, cửa rộng, là nhờ....chăn nuôi heo trên lầu, hay trồng rẫy trên sân thượng,.......

 

 

 Còn tiếpĐ

 

 

TRẦN KIM SA....



[1]  Khu vực giới hạn bởi đường Hiền Vương (bây giờ dổi là Võ Thị Sáu), Công Lý ( bây giờ là Nam Kỳ Khởi Nghĩa, nên có câu” Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu công lý, Đồng Khởi lên rồi, mất Tự Do), và đừong Nguyễn Đình Chiểu (bây giờ đổi là Trần Quốc Tỏan).  Khu vực nầy bị giải phóng chiếm, va chia chác cho cán bộ cao cấp làm nhà ở, Bí Thu Thành Ủy Saigon thời đó, cư  ngụ trong xóm nầy.

 

[2] Sau 1975, có một hiện tượng lạ.  Các cán bộ cao cấp, có chức có quyền, thường tổ chức các đám cưới con cái, đám giỗ, đám sinh nhựt, đầy tháng,...rồi mời tất cả thuộc cấp, hay người đã được ông ban ơn đến dự để thu gom quà cáp.  Ai không biết điều thì coi chừng.  Thông lệ nầy nhập từ Hà Nội XHCN vào, và lan nhanh khắp mọi nơi trong nuớc sau cuộc chống Mỹ cứu nước thắng lợi.  O Bà Ria, lúc đó thuộc tỉnh Đồng Nai, có ông Trưởng Ban Cải Tạo Công Thương Nghiệp Huyên, tổ chức lễ cưới cho con trai, và mời tất cả khỏang sáu trăm (600) tiểu thương buôn bán trong chợ đã được cấp phép đến dự.  Với mục đích gì thì ai cũng rõ.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

VÀI HÀNG về TIỆM SÁCH THÀNH TÍN ở BÀ RỊA... Bài viết của TRẦN KIM SA

LỄ VU LAN - PHẬT LỊCH 2558 - tại CHÙA THANH TỊNH, ROCHESTER New York.

THÁNH LỄ GIÁNG SINH CUỐI THÁNG 1/1977 tại Xã BƯNG RIỀNG, Huyện XUYÊN MỘC, Tỉnh ĐỒNG NAI,...