CẦU THỦ LỰU TRÊN ĐƯỜ̀ǸG từ BÀRỊA đi LONG HẢI


CẦU THỦ LỰU TRÊN ĐƯỜ̀ǸG từ BÀRỊA đi LONG HẢI




CẦU THỦ LỰU TRÊN ĐƯỜ̀ǸG từ BÀRỊA đi LONG HẢI

Thủ Lựu là tên của một ấp nhỏ của Xã Phước Lễ, xã tỉnh lỵ của Tỉnh Phước Tuy ngày xưa, nằm cách Thị Xã Phưỡc Lễ, người dân thường gọi là Bà Rịa, chưa đầy 2 ki lô mét, trên đường Bà Rịa đi Long Điền, Long  Hải, Đất Đỏ, Phước Hải, Xuyên Mộc, có thể đi luôn ra Hàm Tân, Phan Thiết,...

  Nghe nói rằng, thì, là,... xưa kia, nơi đây, Thủ Lựu là vùng đất trống, là nơi tập trung  thú vật, trâu bò , gà vit, heo dê,... trước khi đưa  bán đi nơi khác; nên có tên là thú lưu... rồi thành ra Thủ Lựu.
Sau năm 1954, người Miền Bắc Tị Nạn Cộng Sản bỏ xứ di cư vào Nam, đã được chánh quyền  đưa đến định cư, thành lập một xứ đạo Thiên Chúa Giáo La Mã tại đây.  Giáo Xứ Thủ Lựu.  Giáo Xứ có nhà thờ, để  sáng, khuya, chiều, tối,...người dân trong ấp  đi vô cầu kinh trước khi đi làm, và trước khi đi ngủ,...

        Dân cư trong ấp càng ngày càng đông đúc, phát triển lên.  Ấp càng thêm dân khi cạnh bên ấp, một trại lính có tên là Trại Nguyễn Bĩnh Khiêm, được thành lập làm hậu cứ cho một trung đoàn bộ binh của Quân Lực Việt Nam Công Hoà  vừa thành lập, Trung Đoàn 12.  Sự lớn mạnh của vùng nầy được chứng minh bằng sự hình thành 2 trường Tiểu Hoc; một ở gần trại lín tên là Trường Tiểu Học Nguyễn Bĩnh Khiêm; và Trường Tiểu Học Thủ Lựu ngay sát bên nhà thờ Giáo Xứ Thủ Lựu, nằm trong ấp.

        Dân trong ấp Thủ Lựu càng tăng thêm, khi Trung Đoàn 12 đã nói ở trên, di chuyển đi nơi khác, nhường cơ sở, doanh trại  cho Trung Tâm Huấn Luyện cấp Quốc Gia vừa mới được thành lập.  Thuở ấy, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà lớn mạnh, nên cần nhiều nơi huấn luyện  binh lính.  Ngoài các quân trường  lớn như Trung Tân Huấn Luyện Quang Trung ở Gia Định, huấn luyện binh sĩ quân dịch; Trường Hạ Sĩ Quan , Trường Hải Quân, Trường Không Quân ở Nha Trang;  Trường Bộ Binh, Trường Thiết Giáp ở Thủ Đức; Trường Pháo Binh, Trường Biệt Động Quân ở Dục Mỹ, Nha Trang; Trường Công Binh,ở  Bình Dương;  Trường Đại Học Chiến Tranh Chánh Trị, Trường Võ Bị Quốc Gia ở Đà Lạt;  mỗi Vùng  trong 4 ùng Chiến Thuật có một Trung Tâm Huấn Luyện Bộ Binh ở cấp Quốc Gia , mang tên những địa danh lịch sử  nổi tiếng, như  Đống Đa ở Huế (Vùng I),  Lam Sơn ở Dục Mỹ, Nha Trang (Vùng II ),  Vạn Kiếp ở  Bà Rịa, Phước Tuy (Vùng III ), và Chi Lăng ở Châu Đốc, An Giang ( Vùng IV).  Như vậy, theo tên gọi đúng trên giấy tờ thì Trung Tâm Huấn Luyện cấp Quốc Gia Vạn Kiếp; đặc biệt hơn các trung tâm khác là huấn luyện các đơn vị bộ binh, các tiểu đoàn của các sư đoàn, các đại đội Địa phương quân ,... đóng  trong vùng chiến thuật,...; Trung Tâm Huấn Luyện cấp Quốc Gia Vạn Kiếp còn chịu trách nhiệm huấn luyện huấn luyện chiến thuật cấp tiểu đoàn cho 2 đơn vị Tổng Trừ Bị là Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến,sau khi bổ sung quân số trước khi ra chiến trường. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

KỶ NIỆM về bài hát Mùa Hợp Tấu của Nhạc Sĩ Hùng Lân

VÀI HÀNG về TIỆM SÁCH THÀNH TÍN ở BÀ RỊA... Bài viết của TRẦN KIM SA

THÁNH LỄ GIÁNG SINH CUỐI THÁNG 1/1977 tại Xã BƯNG RIỀNG, Huyện XUYÊN MỘC, Tỉnh ĐỒNG NAI,...